Tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH đối với các cơ sở có nguy cơ về cháy, nổ trên địa bàn tỉnh

 

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng chống cháy, nổ cho các hộ kinh doanh  dịch vụ văn hóa tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện nay

 

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH đối với các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ trên địa bàn tỉnh, ngày 13/9/2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 9622/UBND-KN1 yêu cầu Công an tỉnh; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

Các Sở, ban, ngành đơn vị trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục tham mưu triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được nêu tại Công văn số 7236/UBND-KN1 ngày 12/7/2022 của UBND tỉnh về tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

 

Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC và CNCH đối với các cơ sở có nguy hiểm cháy nổ đặc biệt là cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn PCCC; trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và tổ chức diễn tập các phương án PCCC và CNCH, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, CNCH bảo đảm cán bộ, chiến sỹ nắm vững kỹ, chiến thuật, sử dụng thành thạo các thiết bị, phương tiện chữa cháy và CNCH được trang cấp; bảo đảm trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân cho cán bộ, chiến sỹ tham gia chữa cháy, CNCH; hạn chế tối đa thương vong cho cán bộ chiến sỹ khi tham gia chữa cháy, CNCH. Thực hiện nghiêm túc công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy, CNCH.

 

Sở Văn hóa và Thể thao rà soát công tác cấp phép kinh doanh, hoạt động karaoke; quá trình cấp phép phải căn cứ điều kiện an toàn PCCC, ANTT của cơ quan có thẩm quyền. Tăng cường hướng dẫn, đề xuất tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các cấp đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, xử phạt nghiêm đối với các cơ sở vi phạm.

 

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Công an tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo về PCCC và CNCH, sử dụng điện an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi tin nhắn SMS đến các thuê bao di động, cảnh báo cháy trên Hue – S, Zalo, Facebook,… Tuyên truyền những tấm gương hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC để nhân dân, cơ quan, tổ chức hiểu, chia sẻ với những mất mát, hy sinh của lực lượng Công an và cùng chung tay với lực lượng Công an phòng ngừa cháy, nổ, giảm thiểu những tổn thất do cháy, nổ gây ra.

 

Sở Xây dựng tổ chức thực hiện và hướng dẫn cơ quan chuyên môn về xây dựng ở địa phương thực hiện tốt công tác thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC; đặc biệt là nhà liền kề, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, pub bia, vũ trường, chợ. Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 228/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định về an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh.

 

Sở Công thương tăng cường công tác quản lý các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh rượu, bia tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường. Chỉ đạo Công ty Điện lực tăng cường công tác quản lý, kiểm tra an toàn hệ thống thiết bị điện tại khu dân cư; đề ra các giải pháp quản lý an toàn điện (sau công tơ) đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường.

 

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức tổng kiểm tra an toàn PCCC và CNCH đối với các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường thuộc phân cấp quản lý. Xử phạt nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không đủ điều kiện về an toàn PCCC, đảm bảo ANTT. Yêu cầu 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường phải có ít nhất 1 lối thoát nạn thứ 2 theo quy định (qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt,…); chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, có phương án xử lý tình huống cháy nổ, thoát nạn an toàn.  Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường. Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND tỉnh nếu để các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường không đủ điều kiện an toàn PCCC, ANTT hoạt động gây cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại địa phương quản lý. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức, hướng dẫn kỹ năng xử lý các tình huống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ, thoát nạn cho người dân, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng. Hướng dẫn, yêu cầu người đứng đầu cơ sở: Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC; Tự tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC khi thi công, cải tạo, đặc biệt việc bảo đảm an toàn PCCC khi hàn cắt sửa chữa các công trình có nguy cơ cháy nổ cao…

 

>>Tìm hiểu thiết bị, phương tiện PCCC

 

Nguồn: thuathienhue.gov.vn