Được quy hoạch thành Khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế, KCN Phú Bài giai đoạn I,II (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) tọa lạc tại vị trí chiến lược nay trên trục giao thông đường bộ, đường cao tốc và đặc biệt là trục hành lang kinh tế Đông – Tây (East West Economic Corridor – EWEC) của Việt Nam. Đây là các điều kiện tiên quyết mang đến những lợi ích thiết thực cho Nhà đầu tư, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển và kết nối với các trung tâm thành phố lớn tại khu vực Miền Trung.
Được đánh giá là KCN có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và đồng bộ nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, KCN Phú Bài I,II sở hữu quỹ đất lớn, diện tích gần 200 ha. Đây là KCN thu hút nhiều công ty đến từ Hoa Kỳ, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả trong nước tham gia đầu tư, phát triển mạnh ở nhóm ngành dệt may, công nghiệp thực phẩm, lắp ráp ôtô,… phù hợp với đặc thù địa phương.
Năm 1998, Khu công nghiệp Phú Bài được thành lập, đây là KCN đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế (theo Quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Chủ đầu tư của Phú Bài giai đoạn I,II là Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp là đơn vị quản lý và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bài
Một trong những lợi thế của KCN Phú Bài I,II là kết nối nhanh chóng đến Cảng nước sâu Chân Mây (cách 48km), trung tâm thông thương hàng hải lớn địa phương và khu vực. Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEUs hoặc lớn hơn. Đến nay, cảng Chân Mây đã được đầu tư xây dựng 3 cầu cảng với chiều dài 910m, khả năng thông quan hàng hóa từ 5-6 triệu tấn/năm.
Với quy mô diện tích gần 200 ha, KCN Phú Bài I,II được chú trọng vào cơ sở hạ tầng, cũng như chú trọng vào công trình phụ, mảng xanh.
Là KCN hoạt động từ sớm, Khu công nghiệp Phú Bài I,II được đầu tư hạ tầng bài bản, cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,…. Hiện tại, những ngành công nghiệp trọng điểm đang được đầu tư tại KCN Phú Bài I,II gồm: dệt may, công nghiệp thực phẩm, lắp ráp ôtô,…
Hạ tầng giao thông là một trong những lợi thế của KCN Phú Bài I,II. Nằm cạnh tuyến đường tránh Quốc lộ 1A, đây được coi là tuyến giao thông huyết mạch của KCN, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, thông thương, phát triển logistic… dễ dàng.
Định hướng phát triển của KCN Phú Bài I,II là "Khu công nghiệp đồng bộ, phát triển bền vững với môi trường". Chính vì vậy, trong quá trình phát triển, KCN luôn được chú trọng về mảng xanh, cũng như đảm bảo sự bền vững. Đó cũng là cách mà nhiều KCN đang hướng tới.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 9 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã cấp phép cho 24 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 12.189,4 tỷ đồng (gồm 04 dự án FDI vốn đăng ký 257,17 triệu USD); cấp điều chỉnh cho 16 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn đầu tư 05 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 521,5 tỷ đồng. Ngoài ra, có 7 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 3.523 tỷ đồng.
>>Tìm hiểu thêm về Khu công nghiệp Phú Bài
Bài viết liên quan
Diễn tập Phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2022
Tiến độ thi công Hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV đợt 1
Đội bóng Liên quân - Hạ tầng Khu công nghiệp: Chung một mục tiêu, đoàn kết, tự tin, chiến thắng
Thông báo lượt trận bán kết môn bóng đá nam Cụm Phú Bài - Phú Đa - La Sơn
Định rõ mục tiêu để phát triển bền vững
Những lý do để Khu công nghiệp Phú Bài là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư?